Hiện nay, JavaScript là một ngôn ngữ đang được nhiều bạn trẻ quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Vậy JavaScript là gì? Và việc Tất cả sẽ có đầy đủ trong bài viết dưới đây.
JavaScript là gì?
JavaScript là ngôn ngữ lập trình website phổ biến hiện nay, nó được tích hợp và nhúng vào HTML giúp website trở nên sống động hơn. JavaScript đóng vai trò như là một phần của trang web, thực thi cho phép Client-side script từ phía người dùng cũng như phía máy chủ (Nodejs) tạo ra các trang web động.
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình thông dịch với khả năng hướng đến đối tượng. Là một trong 3 ngôn ngữ chính trong lập trình web và có mối liên hệ lẫn nhau để xây dựng một website sống động, chuyên nghiệp:
JS là viết tắt của JavaScript, khi có JS bạn sẽ hiểu đó đang nói đến JavaScript.
JavaScript được phát tiển bởi Brendan Eich tại hãng truyền thông Netscape với tên đầu tiên là Mocha. Sau đó, đổi tên thành LiveScript và cuối cùng là JavaSript được sử dụng phổ biến tới thời điểm bây giờ.
Phiên bản mới nhất của JavaScript là ECMAScript (là phiên bản chuẩn hóa của JavaScript). Với ECMAScript 2 phát hành năm 1998 và ECMAScript 3 được ra mắt năm 1999 và hoạt động mạnh mẽ trên mọi trình duyệt và các thiết bị khác nhau.
Năm 2016, JavaScript đạt kỷ lục đến 92% website sử dụng và được đánh giá từ một ngôn ngữ lập trình riêng trở thành công cụ quan trọng nhất trên các bộ công cụ lập trình web của các lập trình viên. Nếu bạn sử dụng internet khi truy cập vào các website, có thể nhìn thấy các hiệu ứng slide ảnh chuyển động, menu sổ xuống,…đều được tạo nên từ JavaScript.
Dưới đây là một số khái niệm về một số thuật ngữ liên quan đến JavaScript để bạn có thể nắm được và hiểu hơn khi tìm hiểu về JavaScript là gì?
JavaScript Framework là thư viện được xây dựng dựa vào ngôn ngữ lập trình JavaScript. Từ đó, mỗi framework được tạo ra để phục cho từng lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về framework là gì, sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin rõ ràng hơn. Hiện nay, có rất nhiều JavaScript Framework thông dụng như:
Client-side JavaScript là form phổ biến được sử dụng phổ biến hiện nay. Một trang web không cần một HTML tĩnh, nhưng có thể bao gồm các chương trình có thể tương tác với người dùng hay điều khiển trình duyệt và tạo nội dung HTML động.
JavaScript thường sẽ được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc được tham chiếu qua file .js riêng. JavaScript là ngôn ngữ từ phía client nên script sẽ được tải về máy client khi truy cập và được xử lý tại đó. Thay vì tải về máy server và sau khi xử lý xong mới phản hồi kết quả đến client.
Với hiện nay, thì các trình duyệt Internet cũng có thể hỗ trợ bạn tắt/mở JavaScript. Lúc đó bạn có thể thấy được nếu một trang web không có JavaScript thì sẽ như thế nào? Từ đó bạn có thể hình dung dễ dàng hơn về cách JavaScript hoạt động.
Cùng Vietnix tìm hiểu một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng JavaScript là gì được chia sẻ cụ thể dưới đây nhé.
JavaScript có các ưu điểm được xem là vượt trội so với các đối thủ khác trong các trường hợp thực tế như:
Mặt khác, ngoài những ưu điểm nhưng mọi ngôn ngữ lập trình khác đều có những nhược điểm riêng của nó như:
JavaScript được đóng vai trò như là ngôn ngữ chính trong lập trình web, ngoài ra các lập trình viên cũng cần sự kết hợp và áp dụng một số ngôn ngữ khác trong quá trình làm việc của mình như:
Ngôn ngữ | Đặc điểm |
JavaScript | JS giúp tăng tính tương tác trên website. Các Script chạy trên các trình duyệt của người dùng thay vì từ phía server và thường được sử dụng thư viện từ bên thứ 3 nên không cần bạn phải code lại từ đầu. |
HTML | Hypertext Markup Language, đây là ngôn ngữ cơ bản và phổ biến mà bạn cần phải biết khi bắt đầu với công việc lập trình web. Dùng để xây dựng bố cục (layout) chính cho nội dung toàn bộ website. |
CSS | Cascadding Style Sheets giúp cho lập trình viên xác định style, tạo ra những ý tưởng, màu sắc, background riêng phù hợp với chủ đề của website. |
PHP | Là ngôn ngữ từ phía server (JS chạy trên phía client). Thường dùng trong quá trình quản trị nội dung nền PHP như WordPress và cũng có thể được sử dụng với lập trình back-end. |
IDE (Integrated Development Environment) là môi trường dùng để lập trình được tích hợp nhiều công cụ và tiện ích khác nhau như code editor, debugger, simulator,… IDE JavaScript là một môi trường chuyên dụng cho các lập trình viên khi lập trình JavaScript.
Các IDE được sử dụng phổ biến ngày nay như:
Ngoài ra còn một số công cụ chỉnh sửa JavaScript được đánh giá cao như:
Tất cả các đoạn mã JavaScript đều được đặt trong cặp thẻ đóng mở <script></script>. Ví dụ cụ thể như sau:
<script language="javascript">
alert("Hello World!");
</script>
Có 3 cách đặt thẻ script thường được sử dụng như dưới đây:
Thường thì thẻ script được đặt trong thẻ <head> nhưng bạn cũng có thể đặt bất cứ đâu nhưng phải chứa đầy đủ mở đóng thẻ <script></script>. Với cách này bạn sẽ đặt phần head trong file html hiện tại của mình.
<html>
<head>
<title></title>
<script language="javascript">
alert("Hello World!");
</script>
</head>
<body>
</body>
</html>
Với cách này, bạn có thể viết các đoạn mã JS ra một file mới và lưu phần mở rộng với đuôi .js. Sau đó, bạn sử dụng thẻ script đẻ import file vào. Bạn không cần thẻ đóng </script> vì file test.js đã có đuôi là js nên trình duyệt sẽ tự nhận dạng được đó là file chứa các mã JavaScript.
<script language="javascript" src="test.js"></script>
Cách này là bạn sẽ viết trực tiếp viết những đoạn mã JavaScript vào trong thẻ HTML.
<input type="button" onclick="alert(1)" value="Đăng ký"/>
Trước khi bắt đầu viết chương trình JavaScript bạn cần cài đặt phần mềm Notepad ++ hoặc các phần mềm, công cụ viết code khác.
<html>
<head>
<title></title>
</head>
<body>
<input type="button" value="Click Me"/>
</body>
</html>
<html>
<head>
<title></title>
</head>
<body>
<input type="button" id="clickme" value="Click Me"/>
<script language="javascript">
// Lấy element có id=clickme lưu vào biến button
var button = document.getElementById('clickme');
// Khi click vào element chứa trong button thì thực hiện một function,
// bên trong function thông báo lên Hello World!
button.addEventListener('click', function(){
alert('Hello World!');
});
</script>
</body>
</html>
Hướng dẫn này sẽ xem nhanh các loại dữ liệu JavaScript quan trọng nhất trong JavaScript. Các biến JavaScript có thể là:
<div style="text-align: justify;">
<p style="text-align: center;">JavaScript là gì?</p>
</div>
JavaScript Variables là các vùng chứa để lưu trữ giá trị dữ liệu. Trong ví dụ này, x, y và z, là các biến:
<div style="text-align: justify;">
<div>
<blockquote><p>var x = 5;</p></blockquote>
<blockquote><p>var y = 6;</p></blockquote>
</div>
</div>
Từ ví dụ trên, bạn có thể hiểu:
JavaScript chỉ có một loại số, các số có thể được viết có hoặc không có số thập phân.
var x = 3.14; // A number with decimals
var y = 3; // A number without decimals
Tất cả các số được lưu trữ dưới dạng dấu phẩy động có độ chính xác kép.
Số thập phân tối đa là 17, nhưng dấu phẩy động không phải lúc nào cũng chính xác 100%:
var x = 0.2 + 0.1; // x will be 0.30000000000000004
Strings store text – Chuỗi lưu trữ văn bản. Chuỗi được viết bên trong dấu ngoặc kép, bạn có thể sử dụng dấu ngoặc đơn hoặc kép:
var carname = “Volvo XC60”; // Double quotes
var carname = ‘Volvo XC60’; // Single quotes
Độ dài của chuỗi được tìm thấy trong độ dài thuộc tính được tạo sẵn:
var txt = “ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ”;
var sln = txt.length;
Bạn đã học được rằng các biến JavaScript là các vùng chứa cho các giá trị dữ liệu.
Mã này chỉ định một giá trị đơn giản (Fiat) cho một biến có tên là car:
var car = “Fiat”;
Đối tượng cũng là biến, nhưng các đối tượng có thể chứa nhiều giá trị.
Mã này gán nhiều giá trị (Fiat, 500, màu trắng) cho một biến có tên là car:
var car = {type:”Fiat”, model:”500″, color:”white”};
Mảng JavaScript được sử dụng để lưu trữ nhiều giá trị trong một biến duy nhất.
var cars = [“Saab”, “Volvo”, “BMW”];
Hàm JavaScript là một khối mã được thiết kế để thực hiện một tác vụ cụ thể. Hàm JavaScript được thực thi khi “cái gì đó” gọi nó.
function myFunction(p1, p2) {
return p1 * p2; // The function returns the product of p1 and p2
}
Phần này chứa một số ví dụ về những gì JavaScript có thể làm:
Một trong nhiều phương thức HTML JavaScript là getElementById () .
Ví dụ này sử dụng phương pháp để “tìm” một phần tử HTML (với id = “demo”) và thay đổi nội dung phần tử ( InternalHTML ) thành “Hello JavaScript”:
document.getElementById(“demo”).innerHTML = “Hello JavaScript”;
Trong ví dụ này, JavaScript thay đổi giá trị của thuộc tính src (source) của tag <img>:
Thay đổi kiểu của một phần tử HTML, là một biến thể của việc thay đổi thuộc tính HTML:
document.getElementById(“demo”).style.fontSize = “35px”;or
document.getElementById(‘demo’).style.fontSize = ’35px’;
Ẩn các phần tử HTML có thể được thực hiện bằng cách thay đổi kiểu hiển thị:
document.getElementById(“demo”).style.display = “none”;
or
document.getElementById(‘demo’).style.display = ‘none’;
Hiển thị các yếu tố HTML ẩn cũng có thể được thực hiện bằng cách thay đổi kiểu hiển thị:
document.getElementById(“demo”).style.display = “block”;
or
document.getElementById(‘demo’).style.display = ‘block’
Với bài viết JavaScript là gì? Toàn bộ từ khái niệm, hoạt động, đến cách viết JavaScript cơ bản cùng các ví dụ cụ thể. Hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức và đặc biệt có thể giúp bạn hiểu và có thể áp dụng trong việc học, công việc của bạn sau này. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Vietnix