Theo hình ảnh vệ tinh được chụp và phân tích bởi Simularity Inc., một công ty phần mềm có trụ sở tại Hoa Kỳ, hàng trăm tàu cá Trung Quốc đã được nhìn thấy xả nước thải của con người ra vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa - quần đảo của Việt Nam.
Được biết, việc các con tàu đổ rác nhiều năm đã gây ra thiệt hại cho các rạn san hô và động vật hoang dã đại dương trong khu vực, và lượng chất thải đột ngột gia tăng đã gây ra sự phát triển quá mức của tảo có hại cho sự tồn tại của các rạn san hô này.
Simularity lưu ý rằng sự phát triển của tảo cho tới nay đã có thể nhìn thấy từ không gian kể từ khi họ bắt đầu quan sát cách đây 5 năm, và vào tháng 6 năm 2021, ít nhất 236 tàu đã được phát hiện trong khu vực này.
Liz Derr - người sáng lập và Giám đốc điều hành của Simularity - đã trình bày những phát hiện của công ty tại một diễn đàn kỹ thuật số được tổ chức bởi Stratbase ADR Institute - một tổ chức nghiên cứu độc lập tập trung vào các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị và chiến lược khác nhau mà Philippines phải đối mặt.
Derr giải thích rằng hành vi đổ chất thải của con người xuống nước đã dẫn đến sự gia tăng sự phát triển của Chlorophyll-a, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra thiệt hại phi tự nhiên này.
Derr cho biết: "Trong nước, nồng độ Chlorophyll-a là thước đo của thực vật phù du. Những vi khuẩn này tiêu thụ oxy có sẵn cho cá và tạo ra những 'vùng chết' trên biển".
"Trên các rạn san hô, nồng độ Chlorophyll-a là thước đo lượng vật chất thực vật, chẳng hạn như 'tảo thịt' trên rạn san hô. Các chất dinh dưỡng dư thừa có thể làm tăng tốc độ phát triển của 'tảo thịt' và phá hủy môi trường sống của rạn san hô".
Derr nói thêm: "Ngay cả sự gia tăng nhỏ về chất dinh dưỡng cũng có thể làm mất cân bằng hệ sinh thái biển".
Bà nói: "Nước thải từ các tàu neo đậu ở Trường Sa đang làm hư hại các rạn san hô, và chúng ta có thể thấy điều này từ không gian khi những con tàu không di chuyển".
"Hàng trăm con tàu đang neo đậu ở Trường Sa đang đổ nước thải thô lên các bãi đá ngầm".
Nếu những phát hiện của Simularity là chính xác, các địa phương như Philippines - nơi gần nhất với Địa tầng - có thể sẽ bị mất đi nguồn hải sản quan trọng như cá ngừ và các loài cá khác.
Đáp lại, Trung Quốc đã coi nghiên cứu của Simularity là một "trò đùa không mấy vui vẻ", và bác bỏ những phát hiện này là không chính xác và gây hiểu lầm.
Zhao Lijian - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - đã giải quyết các cáo buộc và nói rằng Simularity đang "bịa đặt sự thật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và tung tin đồn về Trung Quốc".
Ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc đã sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các quốc gia ven Biển Đông (các quốc gia nằm dọc theo bờ biển) để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Chlorophyll-a (Diệp lục a) là một dạng diệp lục cụ thể được sử dụng trong quá trình quang hợp oxy - Cấu trúc phân tử của diệp lục a bao gồm một vòng clorin, có bốn nguyên tử nitơ bao quanh một nguyên tử magie trung tâm, và có một số chuỗi bên khác và đuôi hydrocarbon. Nó hấp thụ hầu hết năng lượng từ bước sóng của ánh sáng màu tím-xanh và đỏ cam. Nó cũng phản chiếu ánh sáng xanh lục-vàng và điều đó góp phần vào màu xanh mà ta quan sát của hầu hết các loại thực vật.
Và bất chấp những phát hiện có ý nghĩa nhất định đối với Philippines - quốc gia đang nhắm tới việc mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) sâu hơn vào Biển Đông, các quan chức từ các bộ khác nhau của nước này cũng đặt ra những nghi ngờ về kết quả này.
Theo một số báo cáo, các quan chức Philippines đã cho rằng bằng chứng này là chưa chắc đã là sự thật, do một hình ảnh được sử dụng trong báo cáo được công bố - một bức ảnh minh họa một con thuyền đổ nước thải ra đại dương được cho là chụp ở rạn san hô Great Barrier của Australia nhiều năm trước, và không nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa như tuyên bố của bài báo.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết: "Chúng tôi đã ghi nhận những tin tức lan truyền trên mạng về vụ đổ chất thải được cho là ở Biển Đông. Có thể đây chưa chắc đã là sự thật, nhưng tôi đã chỉ đạo Bộ chỉ huy phía Tây, người có thẩm quyền đối với WPS để xác minh và điều tra".
Ông giải thích: "Bức ảnh chụp một con tàu đổ chất thải kèm theo báo cáo được phát hiện được chụp ở rạn san hô Great Barrier ở Úc vào năm 2014. Do đó, ý định gây hiểu lầm này đã gây ra nghi ngờ lớn về tính chính xác của báo cáo".
Hiện tại, Bộ Quốc phòng Philippines đang chờ xác minh về các cáo buộc và Lorenzana nói rằng nếu đúng là sự thật thì việc đổ chất thải của con người xuống vùng biển của Biển Đông sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển trong khu vực.
Nguồn: Genk