Có lẽ mọi chuyện này được bắt đầu bởi một cái tên - Jessup, một nhà thiên văn nghiệp dư rất thích viết khoa học viễn tưởng. Ông theo học ngành thiên văn học tại Đại học Michigan, sau đó, ông trở nên rất quan tâm đến UFO và xuất bản nhiều bài viết và cuốn sách xoay quanh chủ đề này.
Morris Ketchum Jessup, có bằng Thạc sĩ Khoa học thiên văn, mặc dù phần lớn đời ông chỉ là một nhân viên bán phụ tùng ô tô và một nhiếp ảnh gia, nhưng có lẽ ông được người ta nhớ đến nhiều nhất thông qua các bài viết và cuốn sách về UFO.
Nhưng vào ngày 20 tháng 4 năm 1959, người đàn ông 59 tuổi này (Morris Ketchum Jessup) được phát hiện đang trong tình trang nguy hiểm trên ghế lái xe ô tô của mình. Trên đường đến bệnh viện, các dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim và nhịp thở của ông ấy dần biến mất và Jessup đã tử vong.
Cảnh sát cho rằng đây là một vụ tự sát và nguyên nhân cái chết là tự đầu độc mình bằng khí carbon monoxide nồng độ cao - do một vòi nối giữa ống xả và cửa sổ phía sau xe trong kh cửa xe được bịt kín. Một khi khởi động chiếc xe, ông ta sẽ chết vì ngạt thở vì khí thải. Tuy nhiên, một số người khẳng định rằng Jessup có thể đã bị sát hại thay vì tự tử.
Vào những năm 1950, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ nhận được một gói hàng bí ẩn. Gói hàng này không có bất kỳ chữ ký nào, thay vào đó nó chỉ có một câu ngắn gọn "Happy Easter". Sau khi mở gói hàng này ra, thứ bên trong là cuốn sách "The Case for the UFO" do Jessup viết.
Điều kỳ lạ là những phần giấy trắng của trang tiêu đề đều đã được lấp đầy bởi các ghi chú dày đặc, nhưng những câu chữ trong đó vô cùng khó hiểu với lỗi ngữ pháp dày đặc. Thoạt nhìn, rất có thể đây chỉ là một trò chơi khăm của một người nào đó không hài lòng với chính quyền.
Là một cơ quan của chính phủ, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ phải nhận đủ loại thư nặc danh mỗi ngày, hầu hết chúng đều bị phớt lờ. Nhưng chính cuốn sách này đã thu hút sự chú ý của bộ phận nghiên cứu hải quân lúc bấy giờ, theo đó Jessup được Văn phòng Nghiên cứu Hải quân (ONR) ở Washington, D.C. liên hệ để làm rõ vụ việc.
Đứng trước những sự hoài nghi, Jessup đã lấy ra hai bức thư mà ông nhận trước đó được gửi từ một người đàn ông bí ẩn, cả hai đều có chữ ký là Carlos Allende. Điều quan trọng là phong cách cũng như kỹ thuật viết hai bức thư này rất giống với những gì được viết cuốn sách được gửi đến Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ.
Sau khi so sánh chữ viết tay, họ có thể xác nhận rằng chúng thực sự là do cùng một người viết ra. Nhưng lá thư của Jessup tiết lộ những đề cập gián tiếp đến thí nghiệm Philadelphia: vào ngày 28 tháng 10 năm 1943, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành một thí nghiệm bí mật trên con tàu khu trục USS Eldridge đang được sửa chữa tại Philadelphia Dockyard.
Vào buổi tối, có thể thấy từ xa một số thuyền viên trên tàu khu trục. Bằng cách nào đó, chiếc tàu khu trục bắt đầu được bao phủ bởi một ánh sáng xanh mờ ảo. Dần dần, những người đang đứng trên tàu bắt đầu biến mất khỏi boong. Những người trên bờ chưa kịp phản ứng thì cả người và thuyền đã biến mất trong không trung.
Bằng một cách thần kỳ nào đó, con tàu lại đột ngột xuất hiện ở Norfolk Pier cách đó 479 km.
Trong những lá thư cũng tiết lộ rằng mặc dù con tàu hoàn toàn không hoạt động nhưng nó có thể dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác. Điều này cũng có nghĩa là kỹ thuật chuyển giao không gian liên hợp đã thành công. Tuy nhiên, việc chuyển giao không gian này lại gây ra những tác dụng phụ mạnh mẽ cho phi hành đoàn về thể chất và tâm lý.
Do đó, hải quân đã đóng băng cuộc thử nghiệm vì sợ nó sẽ ảnh hưởng đến chiến tranh và họ đã phá hủy mọi dữ liệu liên quan về cuộc thử nghiệm. Những thành viên tham gia vào cuộc thử nghiệm cũng buộc phải nghỉ hưu, và một số người trong số họ đã biến mất.
Người ký tên Carlos Allende cũng nói rằng anh ta là một thành viên phi hành đoàn và là một trong những nhân chứng vào thời điểm đó. Nhưng hải quân đã tìm kiếm theo thông tin mà anh ta cung cấp, nhưng không tìm được bất cứ thông tin gì và khẳng định tất cả những điều kể trên chỉ là bịa đặt.
Trong thời đại đó, nhân loại vẫn còn bị ám ảnh bởi cái bóng của Thế chiến thứ hai, và một số lượng lớn các hồ sơ chiến tranh đã bị thất lạc. Bởi vậy các thuyết âm mưu, thuyết huyền bí, sinh học ngoài Trái Đất cũng theo đó mà chực chờ cơ hội để tràn ngập toàn xã hội. Khi một tin tức như thí nghiệm Philadelphia được lan truyền, nó sẽ ngay lập tức khiến mọi người cảm thấy tò mò và tất nhiên những người như Jessup sẽ không để tuột mất cơ hội này để nổi tiếng và sẽ bắt tay vào viết những thứ xoay quanh cuộc thử nghiệm này.
Trước khi Jessup có thể hoàn thành kiệt tác của mình, tin đồn về thí nghiệm Philadelphia có thể du hành xuyên thời gian và không gian này đã lan rộng khắp các đường phố. Theo đó là rất nhiều những phỏng đoán cũng như thuyết âm mưu được ra đời để trả lời cho những câu hỏi như: Ai là người đứng đầu cuộc thử nghiệm? Cơ sở lý thuyết của nó là gì? Làm thế nào để thực hiện thành công thí nghiệm?
Và có lẽ thuyết âm mưu được lưu truyền rộng rãi nhất là tổng chỉ huy của thí nghiệm Philadelphia là nhà vật lý thiên tài Nikola Tesla, nhưng sau đó đã bị cách chức vì nhất quyết từ chối cho phép tiến hành thử nghiệm trực tiếp. Sau đó, John von Neumann đã thay vị trí của Nikola Tesla, và ông đã tiến hành thí nghiệm này dưới áp lực của quân đội. Ngoài ra, thí nghiệm này được hoàn thành thông qua lý thuyết trường thống nhất của Einstein, và chính Einstein cũng đã tham gia vào nghiên cứu cuộc thử nghiệm này.
Lý thuyết của Einstein tin rằng trường hấp dẫn và trường điện từ có liên quan với nhau, giống như vật chất và năng lượng có thể được kết nối bằng một công thức (E=mc2). Mặc dù Einstein chưa nghiên cứu mối quan hệ cụ thể giữa trường hấp dẫn và trường điện từ, nhưng thí nghiệm Philadelphia đã chứng minh rằng có một mối liên hệ tích cực giữa chúng.
Toàn bộ thiết kế thử nghiệm đều áp dụng ý tưởng của Tesla, với những cuộn dây khổng lồ quấn quanh thân tàu. Chiều quay của cuộn dây theo thứ tự xác định, sau khi bật nguồn, điện từ trường tạo ra sẽ khiến cho không-thời gian xung quanh thân tàu bị bẻ cong.
Đồng thời, kết quả của thí nghiệm cũng được lan truyền theo một cách đáng kinh ngạc, thậm chí có nhiều người còn cho rằng nó liên quan đến sự xuất hiện của người ngoài hành tinh. Ví dụ, dưới ảnh hưởng của trường vô hình, một số thuyền viên bị đóng băng và mất 6 tháng để tan băng; một số thuyền viên bốc cháy và bị bỏng trong 18 ngày; các thành viên sau khi biến mất và xuất hiện trở lại cùng con tàu thì bị “dính chặt” và “hợp nhất” một phần giữa kết cấu phân tử cơ thể với con tàu, v.v. Thậm chí, có người còn nói rằng những thành viên phi hành đoàn này cũng có siêu năng lực, và có thể tàng hình bất cứ lúc nào giống như mặc áo tàng hình của Harry Potter. Do đó, nhiều người cho rằng cuộc thử nghiệm này có thể hủy diệt Trái Đất và lên án quân đội vì đã che giấu sự thật.
Vào thời điểm đó, nhận thấy câu chuyện này ngày càng trở nên phiến diện, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ đã vội vã ra mặt để chứng minh rằng những tin đồn về thí nghiệm là sai sự thật. Để trả lời các câu hỏi, họ cũng đặc biệt biên soạn những văn bản chứa thông tin thực tế. Trong số đó, nếu chỉ xét từ góc độ thời gian, thí nghiệm Philadelphia là không thể tồn tại.
Tàu khu trục USS Eldridge hoàn toàn không ở Philadelphia vào ngày 28 tháng 10 năm 1943. Họ thậm chí còn xuất bản một nhật ký hành trình vào ngày hôm đó để xóa tan những tin đồn.
Điều vô lý hơn nữa là Viện Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ không hề chi phối thí nghiệm Philadelphia, vì thời điểm thực sự thành lập Viện Nghiên cứu Hải quân là năm 1946, và không đúng về mốc thời gian diễn ra thí nghiêm của những tin đồn. Cả công nghệ mềm và cứng của nhân loại thời điểm đó đều không thể đáp ứng và hoàn thành các yêu cầu của thí nghiệm Philadelphia. Câu chuyện và truyền thuyết đô thị nực cười này cũng theo đó mà dần kết thúc.
Nhưng tuyên bố làm rõ chính thức này rất hạn chế. Vậy việc Jessup tự sát vào năm 1959 thì sao? Nó khiến một số người cho rằng đó là một âm mưu giết người diệt khẩu. Nhung trên thực tế, thông qua các cuộc điều tra, việc Jessup tự tử là do thất vọng về sự nghiệp viết lách trước đó đã khiến ông ta bị trầm cảm nặng. Ông ta cũng nhiều lần nói với bạn bè rằng mình không muốn sống nữa.
Nguồn: Genk