Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng tới sinh kế của người nông dân và ngành nông nghiệp toàn cầu

Người Đưa Tin16 tháng 11, 2021 • 3 min read • 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các yếu tố như nhiệt độ tăng, sự thay đổi về lượng mưa, tần suất gia tăng của sóng nhiệt và hạn hán, phát thải khí nhà kính về cơ bản sẽ ảnh hưởng đến cây trồng trên toàn thế giới, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng đang tồn tại.

Tác giả chính của nghiên cứu Jonas Jägermeyr, nhà khoa học khí hậu và người lập mô hình cây trồng tại Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA (GISS), Viện Trái Đất học tại Đại học Columbia và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK) cho biết:

"Chúng tôi thấy rằng các điều kiện khí hậu mới đẩy năng suất cây trồng vượt ra ngoài phạm vi bình thường ở nhiều vùng. Phát thải khí nhà kính do con người tạo ra dẫn tới nhiệt độ cao hơn, thay đổi mô hình lượng mưa và đẩy lượng CO2 cao hơn hơn trong không khí. Điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng cây trồng và chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của tín hiệu biến đổi khí hậu sẽ xảy ra trong vòng một thập kỷ tới hoặc sau đó ở nhiều khu vực quan trọng trên toàn cầu".

Biến đổi khí hậu đe dọa sản lượng lượng thực toàn cầu

Bằng cách phân tích các dự báo khí hậu mới và các mô hình cây trồng hiện đại, Jägermeyr và các đồng nghiệp của ông nhận thấy, các khu vực như Bắc và Trung Mỹ, Trung và Đông Á, và Tây Phi sẽ chứng kiến ​​sản lượng ngô giảm tới 20% trong những năm tới.

Trong khi đó, sản lượng lúa mì có thể tăng ở các khu vực như miền Bắc nước Mỹ, Canada hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi nhuận lúa mì ở khu vực Bắc bán cầu sẽ không thể bù đắp cho tổn thất ngô đáng kể ở nam bán cầu. Mặc dù mức CO2 cao hơn thực sự có thể tác động tích cực đến sự phát triển của lúa mì nhưng nó cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng của những cây trồng này.

Biến đổi khí hậu đe dọa làm ảnh hưởng đến sản lượng lương thực toàn cầu

Đồng tác giả nghiên cứu, Christoph Müller, một nhà nghiên cứu tại PIK giải thích: "Tác động rõ ràng nhất mà dữ liệu thể hiện, đó là các nước nghèo hơn có thể chịu sự sụt giảm sản lượng các loại cây trồng chủ lực mạnh nhất. Điều này càng làm trầm trọng thêm những khác biệt đã tồn tại về an ninh lương thực và sự giàu có".

Giáo sư Jägermeyr kết luận: "Điều này có nghĩa là nông dân cần phải thích nghi nhanh hơn nhiều, chẳng hạn bằng cách thay đổi ngày gieo trồng hoặc sử dụng các giống cây trồng khác nhau để tránh thiệt hại nặng nề nhưng vẫn phải đạt được lợi nhuận ở các vùng có vĩ độ cao hơn".

Tham khảo Earth

Nguồn: Genk

#Tin Cùng Chuyên Mục
#Có Thể Bạn Chưa Biết